Chào các bạn, phần mềm ảo hóa chắc đã không còn xa lạ gì đối với các bạn hay tìm tòi, khám phá về hệ điều hành và sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu. Mình cũng có đăng một bài viết giới thiệu về ảo hóa là gì và công dụng của nó, các bạn có thể nhấn vào
link này để tìm hiểu. Bây giờ chúng ta bắt đầu liệt kê danh sách 5 phần mềm ảo hóa được sử dụng phổ biến thôi nào!!!
1. VMware Workstation
VMware là một sản phẩm thuộc công ty phần mềm VMWare Inc nằm trong tập đoàn EMC. Công ty này chuyên làm những phẩn mềm ảo hóa máy tính trong môi trường doanh nghiệp. Do đó, nó luôn là phẩn mềm ảo hóa được ưa chuộng nhất thế giới với nhiều tính năng nổi bật như "snapshot", "unity", "drop and drap",... Ngoài ra nó còn hỗ trợ được đa nền tảng như MAC, UNIX/LINUX, Windows,... Nhưng phần mềm ảo hóa này đòi hỏi phải trả một khoản chi phí nhỏ để được nâng cấp lên bản "pro" và có thể sử dụng những công cụ nâng cao. VMware hầu như có thể chạy được mọi hệ điều hành và vận hành song song một cách mượt mà. Về mặt giao diện thì phần mềm này là đối thủ vượt trội so với các phần mềm khác.
|
Giao diện phần mềm VMWare |
Ưu điểm:
- Hỗ trợ nhiều tính năng mạnh mẽ
- Giao diện thân thiện với người dùng
- Sử dụng được trên nhiều nền tảng hệ điều hành
- Dễ dàng quản lý cài đặt, cấu hình các máy ảo
Khuyết điểm:
- Phần mềm chỉ sử dụng được 60 ngày, muốn sử dụng tiếp phải trả phí
- Khó khăn với người mới bắt đầu
2. Virtual Box
Virtual Box là một phần mềm miễn phí mã nguồn mở được phát triển bởi tập đoàn Oracle. Nó rất được ưu chuộng với các bạn sinh viên học về IT hay muốn dành thời gian "test" hệ điều hành vì nó miễn phí. Nó hỗ trợ hầu hết các loại hệ điều hành và các dòng chip nổi tiếng hiện nay. Việc tối ưu hóa giao diện giúp cho việc cài đặt và sử dụng rất dễ dàng, nhanh chóng. Hơn nữa, nó cũng có khả năng cho phép nhiều máy ảo chạy đồng thời và có khả năng tiết kiệm tài nguyên tối đa khi sử dụng máy tính. Nó còn có khả năng tối ưu hóa thời gian khởi động máy ảo và dễ dàng thiết lập các thông số cài đặt trên máy ảo đó.
|
Giao diện phần mềm Virtual Box |
Ưu điểm:
- VirtualBox nhanh và sử dụng ít tài nguyên
- Giao diện thân thiện với người dùng
- Sử dụng được trên nhiều nền tảng hệ điều hành
- Hỗ trợ phần cứng ảo, USB 3.0m,...
Khuyết điểm:
- Giao diện hơi đơn giản
- Máy ảo hoạt động không được mượt mà
- VirtualBox chỉ hỗ trợ kiến trúc bộ xử lý x86/x64.
3. Hyper V
Đối với các bạn là tín đồ của Microsoft thì chắc hẳn các bạn sẽ biết đến Hyper V. Các bạn muốn sử dụng phần mềm này trên Windows thì các bạn phải "enable" dịch vụ "Hyper-v". Đây là sản phẩm của Microsoft được phát triển dựa trên kiến trúc "hypervisor". Nó được dùng để hỗ trợ các hệ điều hành Windows Server 2008 trở lên phục vụ cho quá trình tạo môi trường ảo hóa dành cho các sản phẩm của Microsoft. Do đó, nó không hỗ trợ các nền tảng khác và khá kén người sử dụng, ngay cả những người dùng của Windows. Hơn nữa, Hyper V được hỗ trợ rất mạnh cho các server để dễ dàng thiết lập môi trường ảo hóa cho các hệ điều hành Windows.
|
Giao diện phẩn mềm Hyper V |
Ưu điểm:
- Không cần phải cài đặt
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tương tác
- Bộ nhớ tự động điều chỉnh
- Không cần phải trả phí
Khuyết điểm:
- Chỉ sử dụng cho Windows
- Không có nhiều tính năng
- Việc chuyển dữ liệu còn nhiều vấn đề
- Không hỗ trợ tính năng chỉnh độ phân giải màn hình
4. Parallel Desktop
Parallel Desktop là một phần mềm ảo hóa dành cho hệ điều hành MAC cho phép cài đặt các hệ điều hành ảo hóa chạy song song như Windows, Linux và cho phép các ứng dụng của các hệ điều hành đó chạy trên máy tính MAC. Người dùng có thể chọn các ứng dụng giữa máy ảo và máy thật tương tác với nhau một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó còn cho phép chúng ta thay đổi việc mình muốn chạy hệ điều hành nào mà không cần phải "reboot". Parallel Desktop bao gồm có các chế độ cho phép người dùng cùng làm việc với máy ảo hoặc tự mình tùy chỉnh theo độ phân giải mình muốn.
|
Giao diện phần mềm Parallel Desktop |
Ưu điểm:
- Dễ dàng tương tác giữa máy thật và máy ảo
- Hiệu năng sử dụng rất tốt
- Dễ cài đặt, sử dụng
- Hỗ trợ nhiều nền tảng máy ảo
Khuyết điểm:
- Chi phí rất đắt
- Phải trả thêm chi phí nếu nâng cấp thêm tính năng
- Một số cài đặt có thể không mong muốn nếu muốn giảm sự tích hợp với MAC
5. QEMU
QEMU (hay còn gọi là Quick EMUlator) là một phẩn mềm mã nguồn mở cho việc giả lập môi trường ảo hóa cho các máy ảo được phát triển bởi Fabrice Bellard. Trong vai trò là một trình giả lập
, nó được sử dụng để chạy các hệ điều hành và các ứng dụng được viết cho một nền tảng phần cứng khác. Trong môi trường ảo hóa, QEMU được sử dụng để mô phỏng các thiết bị và yêu cầu các "kernel" của hệ điều hành Linux như KQEMU hoặc KVM và hệ điều hành Linux để cung cấp môi trường máy ảo.
|
Giao diện phần mềm QEMU |
Ưu điểm:
- QEMU hỗ trợ nhiều kiến trúc xử lý như ARM, MIPS, PowerPC, SPARC, Alpha,...
- QEMU dành cho các nhà phát triển hạt nhân OS và người dùng nâng cao.
- Không cần phải trả phí
Khuyết điểm:
- QEMU khá chậm
- QEMU sử dụng KVM để tăng tốc (KVM chỉ có thể được sử dụng trong Linux)
- Hỗ trợ phần cứng ảo bị giới hạn, không có USB 3.0 trong máy ảo,...
Tóm tắt
Mình đã liệt kê xong danh sách 5 phần mềm máy ảo được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm khác nhưng nó có ít các ưu điểm hơn so với 5 sản phẩm mình đã liệt kê ở trên. Các bạn nên xem xét và cài đặt phẩn mềm cho phù hợp với mục đích và loại hệ điều hành bạn đang sử dụng sao cho thích hợp. Cám ơn các bạn đã xem bài viết!!!